0986 667 006
0978 243 244
0906 988 055
0937 814 858
Các phương pháp đo và dụng cụ do kiểm
Ngày đăng: 20-08-2015
Độ chính xác gia công cơ khí - Phương pháp đo và dụng cụ đo kiểm
1. Khái niệm độ chính xác gia công:
Độ chính xác gia công của chi tiết máy là đặc tính quan trọng của ngành cơ khí nhằm đáp ứng yêu cầu của máy móc thiết bị cần có khả năng làm việc chính xác để chịu tải trọng, tốc độ cao, áp lực lớn…
Độ chính xác gia công là mức độ chính xác đạt được khi gia công so với yêu cầu thiết kế.
Trong thực tế, độ chính xác gia công được biểu thị bằng các sai số về kích thước, sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch về vị trí tương đối giữa các yếu tố hình học của chi tiết được biểu thị bằng dung sai. Độ chính xác gia công còn phần nào được thể hiện bằng độ nhám bề mặt.
2 Khái niệm về dung sai:
Khái niệm dung sai: Khi chế tạo một sản phẩm, không thể thực hiện kích thước, vị trí, hình dáng chính xác một cách tuyệt đối để có sản phẩm giống hệt như mong muốn và giống nhau hàng loạt, vì việc gia công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như độ chính xác của dụng cụ, thiết bị gia công, dụng cụ đo, trình độ tay nghề của người thợ… Do đó mọi sản phẩm khi thiết kế cần tính đến một sai số cho phép sao cho đảm bảo tốt các yêu cầu kĩ thuật, chức năng làm việc và giá thành hợp lý.
Dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế và được ghi kèm với kích thước danh nghĩa trên bản vẽ kỹ thuật.
3 Các phương pháp đo và dụng cụ đo:
a/ Phương pháp đo: Tuỳ theo nguyên lý làm việc của dụng cụ đo, cách xác định giá trị đo mà ta có các phương pháp đo sau:
- Đo trực tiếp: là phương pháp đo mà giá trị của đại lượng đo được xác định trực tiếp theo chỉ số hoặc số đo trên dụng cụ đo: Đo trực tiếp tuyệt đối dùng đo trực tiếp kích thước cần đo và giá trị đo được nhận trực tiếp trên vạch chỉ thị của dụng cụ. Đo trực tiếp so sánh dùng để xác định trị số sai lệch của kích thước so với mẫu chuẩn. Giá trị sai số được xác định bằng phép cộng đại số kích thước mẫu chuẩn với trị số sai lệch đó.
- Đo gián tiếp: dùng để xác định kích thước gián tiếp qua các kết quả đo các đại lượng có liên quan đến đại lượng đo.
- Đo phân tích (từng phần): dùng xác định các thông số của chi tiết một cách riêng biệt, không phụ thuộc vào nhau.
b/ Dụng cụ đo: Các loại dụng cụ đo thường gặp là các loại thước: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước lá, thước cặp, thước đo góc, compa, panme, đồng hồ so, calíp, căn mẫu...Các loại thiết bị đo tiên tiến thường dùng như: đầu đo khí nén, đầu đo bằng siêu âm hoặc laze, thiết bị quang học, thiết bị đo bằng điện hoặc điện tử v.v...
- Thước lá: có vạch chia đến 0,5 hoặc 1mm có độ chính xác thấp khoảng ±0,5mm.
Hình 1: thước lá đo khe hở
- Thước cặp: là dụng cụ đo vạn năng để đo các kích thước có giới hạn và ngắn như chiều dài, chiều sâu, khoảng cách, đường kính lỗ v.v... với độ chính xác khoảng ± (0,02÷0,05)mm.
Hình 2: thước cặp
- Panme: thường dùng để đo đường kính ngoài, lỗ, rãnh...với độ chính xác cao, có thể đạt ±(0,005÷0,01)mm. Panme chỉ đo được kích thước giới hạn. Ví dụ panme ghi 0 - 25 chỉ đo được kích thước ≤ 25mm.
Hình 3: panme
- Calíp - căn mẫu: là loại dụng cụ kiểm tra dùng trong sản xuất hàng loạt, hàng khối để kiểm tra kích thước giới hạn các sản phẩm đạt yêu cầu hay không.
Hình 4: caplíp- căn mẫu
- Đồng hồ so: có độ chính xác đến ± 0,01mm, dùng kiểm tra sai số đo so với kích thước chuẩn bằng bàn rà, bàn gá chuẩn nên có thể kiểm tra được nhiều dạng bề mặt. Dùng đồng hồ so có thể xác định được độ không song song, độ không vuông góc, độ đồng tâm, độ tròn, độ phẳng, độ thẳng, độ đảo v.v...
Hình 5: đồng hồ so
- Dưỡng: chỉ dùng kiểm tra một kích thước hoặc hình dáng.
Hình 6: dưỡng kiểm tra ren
4 Tiêu chuẩn hoá trong ngành cơ khí:
Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn mang tính tự nguyện áp dụng về những đặc tính của sản phẩm, quá trình hoặc phương pháp” - Ts Steven.R.Wilson. “Tiêu chuẩn” là những tài liệu về kỹ thuật và quản lý kinh tế, kỹ thuật và môi trường mang tính thoả thuận, được chấp nhận một cách tự nguyện trên quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế. “Tiêu chuẩn hoá” là tập hợp các hoạt động về nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất và các tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường và quản lý kinh tế, kỹ thuật.
Nhiều tổ chức TCH quốc gia, các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế như ISO, IEC, ITU đã đưa vào tiêu chuẩn các thành tựu mới nhất về khoa học - công nghệ. Tiêu chuẩn sản phẩm với yêu cầu chất lượng cao đã thúc đẩy sự đổi mới công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó là các tiêu chuẩn về quá trình hoặc quản lý (ví dụ: ISO 9000 về hệ thống đảm bảo chất lượng, ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường, GMP và HACCP về hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm...) Tiêu chuẩn hoá là cơ sở để phát triển, mở rộng mạng lưới.Các hệ thống thông tin phải có khả năng mở rộng về dung lượng, năng lực cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ và khả năng kết nối mạng.Trên cơ sở tiêu chuẩn để lựa chọn các hệ thống thông tin đường trục tốc độ cao làm tiền đề để xây dựng xa lộ thông tin đáp ứng cho việc mở rộng nhanh mạng lưới và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.Như vậy tiêu chuẩn không những làm thước đo chất lượng sản phẩm mà còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển sản xuất, hiện đại hoá các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo thiết bị của Việt Nam. So với các ngành công nghiệp khác, vai trò của TCH đối với ngành cơ khí chế tạo máy đã thể hiện khác rõ nét hơn. Ví dụ: bulông, đai ốc có cùng kích thước lại không lắp lẫn được với nhau, xích xe đạp được chế tạo tại Trung Quốc hoặc Nhật Bản lại không lắp được với các xe đạp chế tạo tại Việt Nam hoặc đầu máy xe lửa chế tạo tại Ấn Độ lại không chạy được trên đường sắt của Trung Quốc hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. TCH chỉ thực sự phát triển cùng với cuộc cách mạng cơ khí. Trong số 13000 tiêu chuẩn ISO đã có trên 4000 tiêu chuẩn về cơ khí hoặc liên quan đến cơ khí, chiếm khoảng 25%. Trong số khoảng 6000 TCVN được ban hành thì đã có khoảng 2000 tiêu chuẩn về cơ khí, chiếm gần 1/3. Trên 500 tiêu chuẩn ngành và nhiều tiêu chuẩn cơ sở liên quan đến cơ khí.Tiêu chuẩn là thước đo chất lượng sản phẩm, là yếu tố thúc đẩy phát triển sản xuất, hiện đại hoá ngành công nghiệp cơ khí - chế tạo thiết bị. Lợi ích của TCH đối với chế tạo các chi tiết máy và máy: Thống nhất hoá được nhiều chi tiết, bộ phận trong sản xuất các sản phẩm cơ khí; - Giảm được số lượng các kiểu loại; Nâng cao chất lượng sản phẩm; Nâng cao năng suất lao động; Đáp ứng tốt yêu cầu lắp ráp, sửa chữa, thay thế phụ tùng trong ngành chế tạo máy. TCH là tiền đề không thể thiếu được cho sản xuất hàng loạt lớn nhằm tạo ra sản phẩm có giá thành rẻ và có chất lượng cạnh tranh. Công nghiệp thế giới đã bước qua thời kỳ cơ khí hoá, tự động hoá trên nền tảng truyền dẫn cơ khí và đang ở giai đoạn phát triển cao của tự động hoá cơ - điện (mechatronics). Các máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền thiết bị được cấu thành từ các môdun. Sự tương hợp giữa các hệ truyền động cơ khí - Thủy lực - Điện - Điện tử, giữa các môdun đòi hỏi phải có TCH, và sự hài hoà của các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực sẽ đáp ứng rất tốt yêu cầu trên.
TCH trước đây chỉ áp dụng phần nhiều cho các chi tiết, cụm chi tiết nhỏ lẻ và một số thiết bị máy móc công nghiệp cơ khí truyền thống (VD: các máy gia công kim loại bằng cắt gọt, máy động lực, các phương tiện cơ giới giao thông đường bộ, các máy móc thiết bị điện...) Hiện nay, tác động của TCH trong ngành Cơ khí Chế tạo không còn bó hẹp như trên nữa, tác dụng và lợi ích của nó đã mang hiệu quả và ý nghĩa kinh tế không nhỏ. Một ví dụ đơn giản tác dụng của tiêu chuẩn hoá trong khâu tư vấn, tính toán và thiết kế các hệ thống thiết bị cơ khí, có thể đơn giản và giảm bớt từ 10 đến 15% khối lượng công việc do sử dụng các chi tiết và cụm chi tiết được tiêu chuẩn, được thống nhất. Trong công nghiệp chế tạo cơ khí, quá trình lắp ráp và đặc biệt việc thay thế sửa chữa các phụ tùng cơ khí đòi hỏi sử dụng tiêu chuẩn, không thể thiếu tiêu chuẩn và thực hiện công tác tiêu chuẩn hoá khá cao, hiệu quả mang lại có ý nghĩa kinh tế tốt.
Mời các bạn xem thêm chi tiết về các sản phẩm của chúng tôi
Máy gia công cơ khí chuyên dụng, phụ kiện máy phay, phụ kiện máy tiện, phụ kiện máy trung tâm gia công, phụ kiện gá kẹp, phụ kiện máy mài & edm, dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ sửa chữa, trang thiết bị bảo hộ lao động.....
Tin từ: http://vertex-vietnam.com/